Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo tượng Phật Hoàng trên núi Yên Tử là pho tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam và là bức tượng đúc bằng đồng nguyên khối lớn nhất Châu Á.
Bảo tượng Phật Hoàng được khánh thành vào 3/12/2013 tưởng niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Bảo tượng được đúc bằng đồng nguyên khối có khối lượng 138 tấn, chiều cao tượng 12,6m với kinh phí đầu tư lên tới 75 tỷ đồng.
Tượng được dựng trên khu đất rộng 2.200 m2 gồm khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các công trình khác.
Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh An Kỳ Sinh, núi Yên Tử cách chùa Đồng 649m được các nghệ nhân đến từ làng Đại Bái (Bắc Ninh) và Ý Yên (Nam Định) đúc trực tiếp trên bệ bê-tông theo công nghệ đúc nổi (khuôn nằm trên mặt đất) hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công ở địa hình núi đá hiểm trở, chật hẹp cao gần 1.000 m so với mực nước biển.
Đây là tượng Phật đầu tiên được đúc nổi trên vị trí núi đá cao với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn, đặt ngay trên bệ bê tông hiểm trở, không có địa bàn thi công, mưa, mây mù, ẩm ướt quanh năm.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc cân đối ở tư thế ngồi ở trạng thái tĩnh tại, ung dung thư thái được lấy từ bản gốc bức tượng đá đang được thờ tại Tháp tổ chùa Hoa Yên.
Khu vực xây dựng tượng Trần Nhân Tông là một phần quan trọng trong hệ thống di tích chùa tháp tại Yên Tử ở khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, góp phần tạo thành một quần thể di tích lịch sử danh thắng tâm linh nổi tiếng.
Tính đến thời điểm này, đây là bức tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam.
Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Văn phòng Tổ chức Kỷ lục châu Á đã có văn bản chính thức công nhận Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên núi Yên Tử của Việt Nam là tượng đúc bằng đồng nguyên khối lớn nhất châu Á.
Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông uy nghi ẩn hiện trong mây mù.
Trong tâm trí của con dân nước Việt, Trần Nhân Tông không chỉ là vị hoàng đế anh hùng đã tạo nên kỳ tích 2 lần chiến thắng quân Nguyên mà Ngài còn là vị tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, mang tư tưởng hòa nhập Đạo với Đời, thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc, một tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam.
Theo Infonet
Du lịch, GO!
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017
Thắng cảnh tâm linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét