(DVO) - Ở Quảng Nam có gia đình đang sở hữu cây sưa được cho là rất “khủng”, có niên đại gần 300 năm, gốc cây to đến chục người ôm không xuể. Do là vật vô giá và “bất ly thân” của ông bà để lại nên chủ nhân quyết không bán cho bất kỳ ai.
< Ông Nguyễn Văn Ba giới thiệu về cây sưa khủng của gia đình.
Những ngày giữa tháng 4.2017, P.V Dân Việt tìm hỏi về gia đình có cây sưa khủng ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đến khu vực cầu Bà Bầu (xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành) dường như ai cũng biết về gia đình có của cây sưa khủng là ông Nguyễn Văn Ba (63 tuổi, trú thôn Thuận An, xã Tam Anh Bắc).
< Cây sưa nhìn từ xa có tán rộng đến 1 sào đất.
Ở đây dân làng không những gọi ông là “Ba sưa” mà đến cánh đồng ruộng, làng này cũng được gọi: cánh đồng sưa, làng cây sưa. Nó không những là một vật giá trị linh thiêng của gia đình ông Ba mà còn là của cả làng Thuận An vì cây sưa quá khủng so với độ tuổi và độ to của các loài cây.
< Cây sưa khủng đến nỗi khoảng 10 người nối tay nhau ôm cũng không hết gốc.
Dulichgo
Theo quan sát, cây sưa có chiều cao gần 50m, tán lá rộng gần 1 sào đất và chiều ngang vành của gốc đến cả vài chục mét, khoảng 9-10 người nối tay nhau ôm tay mới hết.
Từ phía dưới gốc lên thân cao khoảng 3m rồi phân ra làm 3 nhánh to, mỗi nhánh có bề rộng vành khoảng 4 đến 5m.
Đây cũng là cây sưa “khủng” nhất từ trước đến giờ ở Quảng Nam được gia đình ông Ba bảo vệ và quyết không chịu bán cho bất kỳ ai, dù thương lái liên tục đến gạ hỏi mua…
< Ông Nguyễn Văn Ba bên gốc sưa khủng nhất mà gia đình gìn giữ gần 300 năm qua được gọi là báu vật “bất ly thân”.
Dulichgo
Ông Nguyễn Văn Ba, chủ nhân cây sưa, chia sẻ: Tính đến đời con, cây sưa này đã gắn liền 7 thế hệ trong dòng tộc của gia đình ông, mang yếu tố tâm linh của gia đình và người dân địa phương nên cây sưa được gìn giữ mãi cho đến bây giờ.
< Rêu phong bám đầy thân cây.
'Ông cha tôi kể lại, khi đến vùng đất này lập nghiệp, xây dựng nhà cửa đã lập miếu thờ và mang cây sưa về trồng cạnh bên. Qua gia phả để lại, xác định cây sưa có tuổi đời trên 200 năm", ông Ba nói và cho biết thêm cây sưa phát triển hoàn toàn bằng tự nhiên, không có sự can thiệp của con người như dùng phân bón hay cắt tỉa cành.
Ông cho biết, ông là thế hệ thứ 6 trong gia đình chứng kiến sự phát triển của cây sưa này. Khi ông lớn lên đã thấy cây sưa to mấy người ôm, bên gốc cây có một miếu thờ, tuy nhiên do cây mọc lan ra khiến ngôi miếu hư hỏng, gia đình ông quyết định dời miếu vào phía trong khoảng 5 m.
< Tán cây sưa nhìn từ dưới lên ngọn rất đẹp và xanh rì.
Dulichgo
Từ ngày gỗ sưa có giá trị, nhiều thương lái từ Hà Nội, Sài Gòn đổ xô về xem và thuyết phục gia chủ bán nhưng ông Ba luôn dành cho họ câu trả lời quen thuộc là "có trả cả núi tiền cũng không bán vì cây tượng trưng cho truyền thống gia đình và cũng là hình ảnh quen thuộc của làng Thuận An". Ông Ba có năm người con, tất cả đều đã thành lập gia đình, vợ chồng ông kiếm sống qua ngày bằng mấy sào lúa và chăn nuôi nhỏ.
< Cây sưa chụp lúc vào mùa thay lá tháng 2 trước đó.
Dulichgo
“Với ý nguyện của ông cha truyền lại từ đời này đến đời khác nên tôi coi cây sưa là báu vật và là cây kiểng của gia đình để lại mãi mãi cho con cháu. Vì cây sưa quá khủng, nên những năm gần đây qua truyền tai nhau, từ đó có nhiều người ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội... đã đến nhà tôi xem ngắm nhìn cây sưa cổ thụ và hỏi mua với giá cao nhưng tôi không bán. Vì đã là báu vật “bất ly thân” của dòng họ nên tôi quyết phải giữ cho bằng được. Nếu sau này mình mất đi, tôi đã dặn các con phải cố giữ cho bằng được cây sưa chứ đừng có túng tiền mà bán đi".
Theo Trương Hồng (Dân Việt)
Du lịch, GO!
Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017
Xem cho biết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét