• Breaking News

    Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

    Hoang sơ Ka Lăng - Thu Lũm vùng biên

    Mường Tè là huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh Lai Châu, ít ai nghĩ sẽ có ngày tới đây du lịch khám phá, bởi quả thực, nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này vô cùng thiếu thốn, đất đai cằn cỗi, đi lại khó khăn và đúng tính chất vùng sâu vùng xa.

    < Thu Lũm xanh ngắt màu trời. Loáng nước trên ruộng bậc thang...

    Thế nhưng, chính cái khó ấy lại là điểm hấp dẫn các phượt thủ, khi mà con đường biên giới Ka Lăng – Thu Lũm cứ xanh ngắt màu trời, màu cây lá và những thửa ruộng thấp thoáng miền cao.

    < Con đường ven sông Đà tới Thu Lũm.

    Trước đây, dân phượt còn truyền tai nhau về cung đường xuyên rừng tới Ka Lăng – Thu Lũm, thì nay việc khám phá cung đường này đã đỡ vất vả hơn nhờ các chính sách mở đường. Tuy nhiên, cũng không ít gian nan khi trải qua những ki-lô-mét đá hộc, dốc cao, đường đất nối nhau, bụi mù mịt trắng toát mặt mũi.

    < Những mái nhà thấp thoáng, bên dưới là Đà giang cuộn chảy.

    < Sông Đà mùa cạn.
    Dulichgo
    Đây cũng được coi là cung đường tìm về nguồn sông Đà dữ dội hung hăng trong thi ca Việt Nam, ghé các cột mốc biên giới nổi tiếng giới xê dịch, thăm các cửa khẩu trên tuyến đường biên giới cùng nhiều khám phá thú vị khác về bản sắc, văn hóa, con người nơi đây.

    < Sông Đà nhuộm nắng.

    < Cầu treo bắc qua sông.
    Dulichgo
    Tuyến đường gợi ý sẽ là đi từ Thành Phố Lai Châu lên trung tâm huyện Mường Tè, bắt đầu hành trình khám phá Kẻng Mỏ – một địa danh bạn không thể bỏ qua khi đi cung đường Ka Lăng Thu Lũm.

    < Mốc 16 nơi đầu nguồn sông Đà giáp biên giới Trung Quốc.

    < Mốc 17.

    < Và mốc 18.
    Dulichgo
    Từ Kẻng Mỏ, bạn phải đi vào sâu thêm khoảng 10km để tới các mốc 16, 17, 18 của khu vực biên giới, qua cây cầu treo bắc ngang con sông Đà hùng vĩ. Nơi đây vô cùng hoang sơ, không dịch vụ, ít dân cư sinh sống, lác đác vài chiếc chòi của thợ làm đường…

    < Bờ rào bằng gỗ.

    Rời Kẻng Mỏ, tiếp tục hành trình tới Ka Lăng. Đường đèo dốc sẽ cho bạn chiêm ngưỡng những cảnh sắc rất riêng của núi rừng Tây Bắc, nhất là ở nơi hẻo lánh vùng cao bậc nhất huyện Mường Tè. Trung tâm xã Ka Lăng chỉ là một khu dân cư nhỏ, nơi con đường bê tông chạy qua với hai bên đường nhà cửa cũng rất thưa thớt, chỉ có 2 hàng ăn và vài hàng tạp hóa.

    < Thịt chủ yếu là thịt lợn.

    < Bản nghèo vùng cao.

    Hết trung tâm Ka Lăng mới thực sự tới tuyến đường thú vị, cảnh thung lũng mở ra trước mắt, đâu đó những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ, đâu đó những đám mây bay lưng chừng đèo…

    < Đường lên cửa khẩu U Ma Tu Khoòng.
    Dulichgo
    Thay vì thanh chắn thường thấy ở đường quốc lộ, ven đường phía bờ vực lại có những hàng rào được kết nên từ những phiến đá hay gỗ sắp xếp vô cùng khéo léo hiếm thấy ở Việt Nam.

    < Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu U Ma Tu Khoòng.

    < Mốc 29.

    Trung tâm huyện Thu Lũm cũng không khá hơn là bao, chỉ có 1 quán ăn, 1 điểm trường, điện hầu như không có, và loại thịt duy nhất để ăn nơi này là thịt lợn. Đây là một trong những nơi được nhà nước quan tâm, hỗ trợ đặc biệt để con em dân tộc thiểu số được đi học, vươn lên xóa nghèo.

    < Hòn Đá Trắng, linh vật của người Hà Nhì.
    Dulichgo
    Thu Lũm giáp biên giới với Trung Quốc, nơi có cửa khẩu U Ma Tu Khoòng và cột mốc 29 phân định chủ quyền đất nước, có Hòn Đá Trắng – linh vật của người Hà Nhì mà đường tới đây bạn sẽ gặp rất nhiều người dân tộc Hà Nhì của Trung Quốc (gốc TQ chứ hỉ?).

    Có lẽ khó phân biệt, bởi họ cùng dân tộc, cùng màu da màu tóc, chỉ khác lãnh thổ và ngôn ngữ dân tộc.

    < Những cô gái nhiệt tình chỉ đường dù bất đồng ngôn ngữ.

    < Người dân cần mẫn lao động.

    Có lẽ bạn sẽ tự hỏi, tới vùng hoang sơ này để làm gì? Tôi sẽ không ngần ngừ mà tả cho bạn vạt nắng trên con đường ngoằn ngoèo tới đây, những thửa ruộng bậc thang ngập nước nâu ánh, những đứa trẻ nhem nhuốc mắt lấp lánh và miệng cười tinh nghịch, lễ hội cúng thần linh nơi Hòn Đá Trắng, sự nhiệt tình khi chỉ đường dù khác tiếng nói của đồng bào nơi đây…

    < Vẻ hoang sơ Thu Lũm.
    Dulichgo
    Thêm vào đó, mùa lúa chín đừng quên tới đây để thưởng ngoạn cảnh đẹp không thua kém gì cảnh sắc Mù Kang Chải, Hoàng Su Phì hay Y Tý, Sa Pa…

    Đi chỉ để tìm thấy dáng hình tổ quốc, thấy những mảnh ghép cuộc sống vùng cao và tình người ấm áp trên khắp dải đất Việt Nam. Tất cả tạo nên một bức tranh với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc, và con đường biên giới vẫn đẹp, vẫn dài mãi trong hành trình của kẻ lữ hành.

    Theo Hoa Cát - Mytour.vn
    Du lịch, GO!

    Ka Lăng ngang trời

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Núi

    Tự tình

    Di tích lịch sử