• Breaking News

    Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

    Tiềm năng du lịch Sơn Tây.

    Sơn Tây là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng vẫn ẩn chứa nhiều cảnh sắc thiên nhiên thú vị.

    Phong cảnh thiên nhiên ở đây vẫn còn nguyên sơ với một màu xanh của bạt ngàn hùng vĩ, dẫu rằng đã có nhiều tác động của những công trình mang tính lịch sử đang diễn ra trên địa bàn huyện. Những con suối hiền hòa kết hợp với khí hậu thời tiết trong lành và mát mẻ, tạo cho con người một cảm giác lâng lâng khó tả.

    Đã đến Sơn Tây, chúng ta không thể bỏ qua Thác Lụa. Nhìn từ xa du khách sẽ thấy nó như một tấm dải lụa trắng xóa, thuộc địa phận xã Sơn Tinh với những tầng nước chảy quanh năm. Mỗi tầng mang một vẻ đẹp khác nhau.

    < Thác Lụa – Tiềm năng du lịch trong tương lai.

    Thác Lụa với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ với tiếng Thác đổ ầm ầm ngày đêm mang âm hưởng của rừng thiêng sâu thẳm. Thêm vào đó là những tán cổ thụ phủ kín cả khu rừng với một màu xanh của bạt ngàn cùng tiếng chim hót líu lo, những tầng dây leo chằng chịt làm cho cảm xúc của mỗi chúng ta như hòa quyện vào thiên nhiên hoang dã. Dưới chân Thác Lụa, theo dòng nước chảy tạo thành con suối Xà Ruông quanh co, khúc khuỷu với những tảng đá to, nhẵn bóng, xếp chồng nối tiếp nhau làm cho phong cảnh ở đây còn thêm hùng vĩ.
    Dulichgo
    Về đến Trung tâm huyện Sơn Tây, rẽ vào xóm ông Trường của thôn Huy Măng – xã Sơn Dung, chỉ khoảng chưa đến một cây số chúng ta sẽ đến được con suối Huy Măng (suối Tiên). Đây là một thắng cảnh của huyện Sơn Tây đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là Di tích thắng cảnh vào năm 1999. Một con suối hiền hòa, thơ mộng. Tiếng suối nước chảy nhẹ nhàng, len qua những khe hở của những phiến đá nhấp nhô trải dài nối tiếp nhau tạo nên những ân thanh kỳ lạ. Dọc hai bên suối là những tầng dây leo, hoa dại và những tàn cây cổ thụ che phủ khắp con suối tạo cho làn nước ở đây luôn luôn mát mẻ quanh năm. Ngoài ra với địa hình của một huyện đa phần là đồi núi nên còn rất nhiều những con suối không tên khác nằm ở khắp các xã trong huyện. Mỗi con suối mang mỗi vẻ đẹp tiềm ẩn khác nhau. Từ trong những khu rừng còn nguyên sơ và xanh tươi ấy có nhiều loại động thực vật khác nhau. Vừa phong phú về chủng loại, vừa đa dạng về hình dáng và màu sắc.

    < Cá Niêng nước - một nón ăn đặc sản ở huyện Sơn Tây.

    Đến với Sơn Tây, ngoài việc xem các cảnh sắc thiên du khách sẽ được thưởng thức các món ăn rất dân dã nhưng mang đậm nét dân tộc truyền thống. Cùng với những ché rượu cần thơm ngát đặc trưng và không thể thiếu trong những dịp lễ hội ở Sơn Tây. Cá niêng một loại cá từ thiên nhiên. Chúng chỉ sống ở những vùng nước chảy siết. Thức ăn chủ yếu của chúng là rong, rêu sống bám trên những phiến đá và cây cỏ ven sông, suối. Chính vì vậy, mà cá Niêng có một vị rất riêng đó là vị nhẫn đắng của rong, rêu cộng với vị béo bùi của cây cỏ.

    Không chỉ có cá Niêng, một món ăn khác cũng không kém phần thú vị, đó là món canh ốc đá với rau ranh, cũng là một món ăn dân dã và thường nhật của người dân bản địa. Nhưng đối với du khách từ các nơi khác đến thì đây lại là một món ăn rất độc đáo. Không cầu kỳ về cách chế biến với những gia vị rất thông thường như: một ít gạo tấm, một ít ớt và với một ít muối mà không cần thêm một gia vị gì khác nữa. Món ăn kết hợp rau ranh với ốc đá chứa đựng cái vị ngọt, vị mát, vị béo của đại ngàn mà ai đã từng thưởng thức thì không thể quên được…

    < Suối Huy Măng đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích thắng cảnh vào năm 1999.
    Dulichgo
    Với một huyện miền núi thuộc diện nghèo như Sơn Tây, nói đến du lịch thì vẫn còn sớm nhưng không phải là không thể. Huyện Sơn Tây trong tương lai đã và đang được quy hoạch thị trấn ở một phần xã Sơn Dung và xã Sơn Mùa.

    Chảy giữa trung tâm thị trấn là con sông Rin hiền hòa, uốn lượn quanh theo các khe núi. Trên vùng đất này, đặc biệt có con đường Trường Sơn Đông lịch sử chạy qua. Phía Bắc nối với huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam, phía Nam nối với huyện KonPLông của tỉnh Kon Tum. Ở đây còn có công trình thủy điện Đăkđrinh đang ngày đêm thi công để trong những năm tới sẽ hòa vào mạng lưới điện của Quốc gia.

    < Con sông Rin hiền hòa.

    Những thửa ruộng bậc thang thơ mộng, những ngôi nhà sàn đặc trưng, những tiếng đàn Krâu, những làn điệu dân ca Ra Nghé, Kaliêu, những điệu cồng chiêng âm vang trong những dịp Tế lễ, hội làng, … sẽ là những nét văn hóa truyền thống của bà con đồng bào dân tộc Ka Dong ở huyện Sơn Tây.
    Dulichgo
    Những nét văn hóa đặt trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi cần phải được gìn giữ, tôn tạo và phát huy hơn nưa những gì đang có và sẽ có. Từ đó, tiềm năng của du lịch Sơn Tây sẽ ngày được mở rộng, được biết đến nhiều hơn với những du khách yêu thiên nhiên, yêu thích cảnh núi non yên tĩnh, sông suối hiền hòa và ưa thích khám phá. Sẽ thu hút nhiều khách du lịch ở trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, du lịch.

    Theo Duy Khánh (VH&TT)
    Du lịch, GO!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Núi

    Tự tình

    Di tích lịch sử